Các hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế thông dụng hiện nay

Thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, phản ánh xu thế tất yếu của toàn cầu hóa. Để hàng hóa được trao đổi giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau phải cần đến vận tải. Tùy vào điều kiện, vị trí địa lý cũng như tập quán quốc tế mà hàng hóa xuất nhập khẩu giữa nước này với nước khác sẽ được vận chuyển qua phương thức nào. Về cơ bản, có 5 phương thức vận tải quốc tế bao gồm vận chuyển đường thủy, vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường hàng không và vận chuyển đường ống. Tùy mục đích sử dụng, tính chất, số lượng hàng, ngân sách hiện có, sự thuận tiện trong quá trình giao-nhận,…mà chủ hàng cũng như Nhà vận chuyển sẽ chọn hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế tối ưu và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế. Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau. Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua

Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, tác động đến quan hệ giữa các nước. Trong đó, Việt Nam với kinh nghiệm sau hơn 30 năm đổi mới, đối thoại đa phương đã được nâng lên một tầm cao mới. Chính điều này đã góp phần củng cố mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới trong đó bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Singapore,…

Hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng Việt Nam đã vượt ra khỏi phạm vi trong nước. Thêm vào đó là sự phát triển của những trang web thương mại điện tử đã trở thành xu hướng mua sắm được nhiều người ưa chuộng khiến cho dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế trở nên vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Các hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế thông dụng hiện nay
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng cao để đáp ứng tốt nhất kế hoạch mở rộng quan hệ giao thương, xuất nhập khẩu,…

Đặc biệt, Việt Nam rất nổi tiếng ở quốc tế với các mặt hàng thực phẩm kho, rau củ, hoa quả chất lượng, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm được ưa chuộng ở nước ngoài. Cùng với đó là các mặt hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, hàng may mặc,…cũng vô cùng được yêu thích. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển những mặt hàng này rất cần đến sự trợ giúp của các công ty vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hóa quốc tế còn có thể đáp ứng được những nhu cầu của các gia đình có con cái du học, xuất khẩu lao động hoặc làm việc tại nước ngoài và những người có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài về kinh doanh.

Ratraco Solutions là một trong những Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistics, vận chuyển hàng đi quốc tế chuyên nghiệp, chất lượng, được đánh giá cao về sự uy tín. Đội ngũ nhân viên kinh doanh của chúng tôi luôn có gắng cung cấp cho khách hàng những mức giá linh động, phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau. Do đó, bạn có thể yên tâm vì đang tận dụng được hết mọi lợi thế của các phương thức vận tải quốc tế.

Các hình thức vận tải hàng hóa quốc tế thông dụng nhất hiện nay

Dưới đây là 5 hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế thông dụng phải kể đến như:

1. Phương thức vận chuyển đường bộ (Roadways)

Vận chuyển đường bộ thông qua phương tiện chủ yếu là ô tô là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên lại không được sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế bởi còn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia. Vận chuyển bằng đường bộ chỉ thích hợp với vận chuyển hàng hóa có khối lượng không quá lớn, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh. Hình thức này ngày nay vẫn chủ yếu phục vụ cho chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều.

2. Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)

Phương pháp vận chuyển bằng đường sắt có một lịch sử phát triển lâu đời với tiền thân là hệ thống đường ray đường làm bằng gỗ và do ngựa kéo, mãi đến năm 1676 mới có đường ray bằng kim loại và năm 1825 mới có tàu (đầu máy hơi nước). Hiện nay khoảng 120 quốc gia trên thế giới có đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Những nước có đường sắt dài nhất phải kể đến Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Đức,…

Trên thế giới có hai hệ thống vận tải đường sắt quốc tế: một ở các nước Tây Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ theo Công ước quốc tế về vận tải đường sắt CIM, hệ thống thứ hai ở Châu Á, Nga, Đông Âu theo Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế SMGS. Vận chuyển đường sắt có ưu điểm là năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, giá thành thấp. Tuy nhiên, với vận tải đường sắt thì chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường cao, tính chất linh hoạt kém.

3. Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)

Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% khối lượng hàng hóa quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, hàng khẩn cấp,…vận tải hàng không đứng ở vị trí số 1. Vận chuyển đường hàng không có ưu điểm: không mất chi phí xây dựng tuyến đường, tốc độ rất cao, an toàn và đều đặn. Nhược điểm của phương thức này là giá cước cao, không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh cũng như đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn.

Các hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế thông dụng hiện nay
Các phương thức vận tải hàng hóa số lượng lớn đi quốc tế đa dạng, phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng.

4. Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)

Vận chuyển đường thủy không chỉ có vận tải biển (Ocean Shipping) mà còn có vận tải thủy nội địa (Inland water transport). Có thể nói vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.

Vận tải biển ra đời sớm hơn so với các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế khác. Cụ thể, ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã lợi dụng các vùng biển để làm các tuyến đường giao thông với mục đích giao lưu giữa các vùng, miền cũng như các quốc gia với nhau. Cho tới nay, vận tải biển đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và đa dạng, trở thành ngành vận tải trọng yếu trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải đường biển có đặc điểm là có năng lực vận chuyển lớn, giá thành vận tải biển rất thấp, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa (đặc biệt thích hợp với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, ngũ cốc, quặng, dầu mỏ…). Tuy nhiên, vận tải biển lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện hàng hải, thiên nhiên thời tiết, lại có tốc độ tương đối thấp nên khả năng xảy ra rủi ro cao hơn.

5. Phương thức vận chuyển đường ống (Pipeline Transport)

Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biển biến đổi thấp nhất. Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

Cho tới nay, vận chuyển bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h nhưng bù lại là khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu,…phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc Công ty Nhà nước lớn.

Các loại hàng hóa chúng tôi thường nhận xuất khẩu sang các nước:

  • Sắt thép các loại, chủ yếu xuất sang Campuchia, Indonesia;
  • Hàng dệt may, chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc;
  • Hàng thủy sản, chủ yếu xuất sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản;
  • Giày dép, chủ yếu xuất sang Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ;
  • Điện thoại, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử;
  • Máy vi tính và linh kiện;
  • Máy ảnh, linh kiện và máy quay phim;
  • Phương tiện vận tải, phụ tùng;
  • Gỗ và những sản phẩm từ gỗ,…và còn nhiều mặt hàng khác.

Điểm mạnh nổi bật của Dịch vụ vận chuyển Container quốc tế đường sắt:

  • Giá cước vận chuyển hàng đi quốc tế ổn định và cạnh tranh;
  • Thời gian vận chuyển nhanh, an toàn, lịch chạy tàu cố định;
  • Vận chuyển khối lượng lớn và đa dạng các loại hàng hóa;
  • Khả năng kết nối với các điểm đến nằm sâu trong nội địa xa hệ thống cảng biển;
  • Theo dõi lịch trình hàng hóa online trên toàn tuyến đường vận chuyển;
  • Thủ tục hải quan thuân tiện, khai báo một lần từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc.
Gọi điện thoại
0975.342.099